STARTUP- chọn hình thức thành lập doanh nghiệp nào ?

STARTUP- chọn hình thức thành lập doanh nghiệp nào ?

Có một anh muốn mở garage sửa xe BMW, nếu anh muốn tránh chuyện phải tổ chức bộ máy kế toán rườm rà, khai báo thuế phức tạp, sau này lại phải quyết toán thuế lời lỗ, theo dõi chứng từ kế toán để “chiến đấu” với cơ quan thuế thì anh có thể chọn hình thức Hộ Kinh doanh. Đây là hình thức mà cơ quan thuế sẽ khoán thuế, mức tối đa có thể nộp đối với hình thức hộ kinh doanh là 5%, tức cứ mỗi tờ hóa đơn viết ra 100đ sẽ nộp thuế 5đ. Đơn giản và khá khỏe cho các bạn starup không muốn “nhiều chuyện” với cơ quan thuế. Phần sổ sách nội bộ, các bạn muốn xử sao cũng được, tùy khả năng quản lý.

Tui không thích hộ kinh doanh, nghe không có hoành tráng, không …lớn (mặc dù mình làm cho một số hộ kinh doanh, doanh thu của họ vài chục tỷ một tháng). Nếu thích thì vẫn chọn mô hình doanh nghiệp, nhà nước cũng luôn khuyến khích: có thể chọn công ty hợp danh, công ty TNHH (một thành viên hoặc 2 thành viên trở lên), doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty cổ phần. Mỗi loại hình sẽ có ưu điểm riêng. Tôi muốn có sự tách bạch giữa tài sản doanh nghiệp và tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp, chủ sở hữu doanh nghiệp đồng thời là chủ tịch doanh nghiệp và chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản trong kinh doanh.
 
Vậy tôi nên thành lập loại hình doanh nghiệp nào ?
 
Công ty TNHH một thành viên sẽ phù hợp với nhu cầu này. Tôi muốn công ty có tư cách pháp nhân, các thành viên liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản trong kinh doanh, hạn chế người khác tham gia vào công ty để quản lý, điều hành công ty. Công ty tôi hoạt động trong lĩnh vực cần có những chứng chỉ hành nghề (VD: kế toán). Vậy tôi nên thành lập loại hình doanh nghiệp nào ?
 
Công ty hợp danh sẽ phù hợp với nhu cầu này. Nam xin giới thiệu bảng so sánh các loại hình doanh nghiệp dưới đây, giúp anh chị so sánh về các loại hình doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp 2014, đây là luật quan trọng ảnh hưởng đến tổ chức của doanh nghiệp và có hiệu lực 01/07/2015. Bạn nào startup mở doanh nghiệp theo hình thức trách nhiệm hữu hạn một thành viên, giờ muốn gọi vốn thì sao nhỉ ?
 
Bạn yên tâm, nhà nước cũng tính trước chuyển này, lúc đó thì ta đăng ký đổi hình thức doanh nghiệp (xin viết trong một bài sau). Tuy nhiên, mình nghĩ là bạn nên chịu khó đọc kỹ loại hình doanh nghiệp muốn thành lập và đăng ký, tránh phiền phức đổi đi đổi lại.
 
 
 
Thanh Nam
MA FAMA 
-----------------------------------------------------------

Tham khảo bài viết so sánh hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân (nguồn Internet)

Sự khác biệt giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân là:

1. Chủ thể - Doanh nghiệp tư nhân: do một cá nhân làm chủ góp toàn bộ vốn, tự chịu toàn bộ lợi ích, trách nhiệm. Điều kiện làm chủ của doanh nghiệp tư nhân là công dân Việt Nam trên 18 tuổi, có thể là người nước ngoài nhưng phải thỏa mãn các điều kiện về hành vi thương mại do pháp luật đất nước đó quy định.

- Hộ kinh doanh: do cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm, một hộ gia đình làm chủ, cùng nhau quản lý, phát triển mô hình và cùng chịu trách nhiệm về hoạt động của mình.

2. Quy mô kinh doanh

- Doanh nghiệp tư nhân

+ Lớn hơn

+ Không giới hạn quy mô, vốn, địa điểm kinh doanh

+ Không được phép xuất khẩu, nhập khẩu

- Hộ kinh doanh

+ Nhỏ hơn

+ Kinh doanh buôn bán phải lựa chọn một địa điểm cố định để đăng ký kinh doanh, có thể là nới đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất.

+ Nếu buôn bán lưu động, kinh doanh ngoài địa điểm kinh doanh phải thông báo cho cơ quan thuế, quản lý kinh doanh…

+ Không được phép xuất khẩu, nhập khẩu.

3. Lượng nhân công - Doanh nghiệp tư nhân: không hạn chế - Hộ kinh doanh: giới hạn nhân công 10 người

4. Điều kiện kinh doanh

- Doanh nghiệp tư nhân: buộc phải đăng kí kinh doanh, phải đăng kí kinh doanh ở cấp tính để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, phải có con dấu trong quản lý được cơ quan công an cấp

- Hộ kinh doanh:chỉ trong một sô trường hợp nhất đinh, đăng ký kinh doanh ở cơ quan cấp huyện và không có con dấu.

5. Ưu điểm - Doanh nghiệp tư nhân: một chủ đầu tư, thuận lợi trong việc quyết định các vấn đề của doanh nghiệp, dễ dang vay vốn do chế độ chịu trách nhiệm của mình.

- Hộ kinh doanh: quy mô gọn nhẹ, chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ.

6. Nhược điểm

- Doanh nghiệp tư nhân: không có tư cách pháp nhân, chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản của Chủ doanh nghiệp.

- Hộ kinh doanh: không có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ, tính chất hoạt động manh mún.