Chuyển nhượng vốn hay đầu tư thêm vốn ?

Chuyển nhượng vốn hay đầu tư thêm vốn ?

Trong các chương trình shark tank, các shark hay đề nghị “bỏ ra 2 tỷ để có 20% vốn”. Vậy 2 tỷ này sẽ là chuyển nhượng vốn hay là đầu tư thêm vốn vào doanh nghiệp ?


Trường hợp chuyển nhượng vốn:
Giả định doanh nghiệp F có các cổ đông A,B, C sở hữu vốn tương ứng 50%, 30% và 20%, với số vốn góp ban đầu tương ứng là 500tr đ, 300tr đ và 200tr đ. Qua thời gian hoạt động, doanh nghiệp F được các cổ đông định giá là 10 tỷ khi chào giá các shark.

Nếu shark  X muốn mua lại (nhận chuyển nhượng) 20% vốn của các cổ đông hiện tại thì các cổ đông có thể chuyển nhượng vốn theo tỷ lệ sở hữu theo thỏa thuận. Giả sử B chuyển nhượng vốn 15% và C chuyển nhượng vốn 5%, tổng giá trị chuyển nhượng là 2 tỷ đ.

Sau khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng vốn, các cổ đông sở hữu vốn trong công ty F lần lượt là A – 500tr đ, B -150tr đ, C -150tr đ, X – 200tr đ. Tổng vốn sở hữu của các cổ đông trong doanh nghiệp F vẫn là 1 tỷ đ. Phần chuyển nhượng chênh lệch thì B, C sẽ hưởng, không ảnh hưởng vốn sở hữu của doanh nghiệp F, cụ thể:

Cá nhân B bỏ túi = 1,5 tỷ - 150 tr đ = 1.35 tỷ

Cá nhân C bỏ túi = 500tr đ- 50tr đ = 450tr đ

B, C được tiền nhưng tương ứng quyền sở hữu với doanh nghiệp F mất đi một phần.

Hình 01 minh họa quyền sở hữu tương ứng vốn sau khi chuyển nhượng vốn.

 

Trường hợp đầu tư thêm vốn:

Các cổ đông doanh nghiệp F muốn mời shark X tham gia vào công ty, shark X “bỏ ra 2 tỷ để có 20% vốn”. Có đúng là 2 tỷ sẽ là 20% vốn trên 10 tỷ định giá doanh nghiệp X ?

Giá trị doanh nghiệp cũ ( 10 tỷ) + vốn đầu tư mới (2 tỷ) = 12 tỷ. Như vậy sở hữu vốn của shark X sẽ là 2 tỷ / 12 tỷ = 16.7% chứ không phải là 20% như trường hợp chuyển nhượng vốn.

Nếu các cổ đông đồng ý giảm quyền sở hữu tương ứng theo tỷ lệ thì quyền sở hữu của cổ đông sau khi shark X đầu tư 2 tỷ sẽ là hình số 02:

Chuyen nhuong von hay dau tu

  

Phần chênh lệch giá trị thị trường cổ phiếu phát hành thêm và giá trị danh nghĩa (mệnh giá) của cổ phiếu sẽ được ghi nhận vào thặng dư vốn cổ phần (2 tỷ - 200tr = 1.8 tỷ).

 

Tóm lại, nếu chuyển nhượng vốn thì vốn sở hữu của doanh nghiệp F không thay đổi, người hưởng lợi là cá nhân, nếu đầu tư thêm vốn thì vốn sở hữu của doanh nghiệp tăng lên tương ứng với quyền sở hữu của cổ đông sẽ giảm.

Phan Thanh Nam

CIMA Advanced-MA