3 chỉ số tài chính "vàng" giúp đánh giá hiệu quả đầu tư mà chủ doanh nghiệp nào cũng cần biết!

👉 Chủ doanh nghiệp muốn đầu tư đúng & trúng, nhất định không thể bỏ qua 3 chỉ số này!

Khi chúng ta mua một căn hộ, với thanh toán là 20% đầu kỳ, các tháng tiếp theo góp 5% đến khi nhận nhà, chúng ta góp đủ. Sau đó 3 năm, chúng ta bán căn hộ này với giá cao hơn lúc mua 10%, liệu là chúng ta đầu tư “dự án căn hộ” này lời hay lỗ ?

Tương tự khi ông chủ mở một tiệm café, ông chủ chi ra hàng loạt tiền ban đầu là đặt cọc mặt bằng, tiền thuê hàng tháng, tiền lương nhân viên, tiền décor…..sau đó mỗi tháng lụm bạc cắt từ vài trăm ly café thì liệu là “dự án tiệm café” bao giờ sẽ hoàn vốn ?

Tương tư trong công ty có các dự án đầu tư nhà xưởng máy móc để sản xuất, liệu dự án có mang lại lợi nhuận trong tương lai ? tỷ suất lợi nhuận là bao nhiêu ? bao nhiêu năm thì hoàn vốn đầu tư ?
Hôm nay Nam sẽ chia sẻ bí quyết của dân tài chính thường dùng 3 chỉ số vàng về tài chính thẩm định dự án  để đánh giá hiệu quả đầu tư, giải đáp các câu hỏi trên đó là chỉ số

Net Present Value NPV (giá trị hiện tại ròng)

Internal Rate Return (Tỷ suất hoàn vốn nội bộ)

Payback Period (thời gian hoàn vốn)

 

Trước khi đi vào chi tiết 3 chỉ số vàng, hãy cùng Nam tìm hiểu về khái niệm chiết khấu dòng tiền

Chiết khấu dòng tiền (Discounted Cash Flow - DCF) là cách tính giá trị của một tài sản, dự án, hoặc doanh nghiệp dựa trên các dòng tiền tương lai mà nó mang lại, quy đổi về giá trị tại thời điểm hiện tại.

Ví dụ đơn giản:

Hãy tưởng tượng bạn có một người bạn hứa sẽ đưa cho bạn 1 triệu đồng sau 1 năm. Bạn sẽ đặt câu hỏi: "1 triệu đồng của năm sau, ở thời điểm hiện tại, đáng giá bao nhiêu?"

Câu trả lời phụ thuộc vào:

  1. Lãi suất: Nếu gửi ngân hàng với lãi suất 10%/năm, thì 1 triệu đồng trong năm sau tương đương với 909.000 đồng ở hiện tại (vì 909.000 đồng gửi ngân hàng sau 1 năm sẽ thành 1 triệu đồng).

Công thức cơ bản là:

Giá trị hiện tại = Dòng tiền tương lai/(1 +Lãi suất) Số năm

 

Ý nghĩa:

  • Chiết khấu dòng tiền giúp bạn biết giá trị thực tại của một khoản tiền hay lợi ích trong tương lai.
  • Dùng trong đầu tư, bạn có thể xác định một dự án có đáng để bỏ vốn hay không bằng cách tính tổng giá trị hiện tại của tất cả các dòng tiền dự kiến nhận được.

Nói cách khác:

Nếu bạn có thể nhận tiền trong tương lai, giá trị đó phải được điều chỉnh (chiết khấu) để phản ánh sự mất giá của tiền và các cơ hội khác mà bạn có thể làm với số tiền đó ngay bây giờ.

 

1/ NPV là gì?
Chỉ số Net present value (Giá trị hiện tại ròng) cho bạn biết một dự án mang lại bao nhiêu tiền lời hoặc lỗ sau khi đã tính toán tất cả chi phí và lợi ích trong tương lai, quy đổi về giá trị hiện tại.

Cách hiểu đơn giản:
Hãy tưởng tượng bạn đầu tư vào một dự án, và dự án này sẽ mang lại dòng tiền hàng năm. Nhưng tiền trong tương lai không có giá trị như tiền hiện tại (vì lạm phát, rủi ro, hoặc bạn có thể dùng tiền đó để đầu tư nơi khác).

NPV giúp bạn trả lời câu hỏi:

  • Sau khi trừ hết các chi phí ban đầu và quy đổi giá trị của tiền trong tương lai về hiện tại, dự án có lợi nhuận không?

Lợi ích của NPV trong đánh giá đầu tư

  1. Giúp biết dự án có lãi hay lỗ
    • NPV > 0: Dự án mang lại lợi nhuận (nên đầu tư).
    • NPV < 0: Dự án gây lỗ (không nên đầu tư).
    • NPV = 0: Dự án chỉ vừa đủ hòa vốn.
  2. Đo lường giá trị thực sự của dự án
    NPV cho bạn biết tổng số tiền lời hoặc lỗ tính bằng giá trị hiện tại.
    Ví dụ: Nếu NPV = 500 triệu đồng, nghĩa là sau khi đầu tư, bạn sẽ thực sự có lời 500 triệu (sau khi đã trừ hết chi phí và chiết khấu các rủi ro trong tương lai).
  3. Giúp so sánh giữa các dự án
    Khi bạn có nhiều cơ hội đầu tư, hãy chọn dự án có NPV cao nhất. Đây là dự án mang lại giá trị lớn nhất cho doanh nghiệp.

Ví dụ minh họa:

  • Bạn đầu tư 1 tỷ đồng vào một dự án.
  • Dự án mang lại dòng tiền 300 triệu đồng/năm trong 5 năm.
  • Sau khi tính toán giá trị của tiền trong tương lai, chi phí ban đầu và rủi ro, NPV = 200 triệu đồng.
    → Điều này nghĩa là: Dự án không chỉ hoàn vốn, mà còn lời thêm 200 triệu đồng.

Kết luận: NPV giúp bạn biết chắc rằng tiền đầu tư có đáng giá không và dự án có thực sự sinh lời sau khi đã tính đến các yếu tố rủi ro.

IRR là gì?
IRR (Tỷ suất hoàn vốn nội bộ) cho bạn biết tỷ lệ lợi nhuận mà bạn có thể mong đợi từ một dự án đầu tư. Nó là mức "lãi suất" mà dự án sẽ tạo ra từ khoản vốn bạn bỏ ra.

Cách hiểu đơn giản:
Hãy tưởng tượng bạn đang đầu tư vào một dự án. IRR cho biết:

  • Nếu bạn coi dự án này như một khoản gửi tiết kiệm, IRR chính là "lãi suất" bạn nhận được từ khoản đầu tư đó.
  • Dự án có IRR cao nghĩa là bạn sẽ kiếm được lợi nhuận tốt hơn từ số tiền đã đầu tư.

Lợi ích của IRR trong đánh giá đầu tư

  1. Giúp đánh giá hiệu quả đầu tư
    • So sánh IRR với lãi suất bạn phải trả khi vay vốn (hoặc lãi suất mong đợi từ các cơ hội đầu tư khác).
    • Nếu IRR > lãi suất vay hoặc lãi suất yêu cầu, dự án đáng để đầu tư vì nó mang lại lợi nhuận cao hơn chi phí vốn.
    • Nếu IRR < lãi suất yêu cầu, dự án không hiệu quả.
  2. Đơn giản và trực quan
    IRR được thể hiện dưới dạng phần trăm (%), dễ hiểu hơn so với các chỉ số khác. Ví dụ, IRR = 15% nghĩa là dự án tạo ra lợi nhuận 15% mỗi năm trên vốn đầu tư.
  3. Giúp so sánh giữa các dự án
    Nếu bạn có nhiều dự án để lựa chọn, dự án nào có IRR cao hơn sẽ mang lại tỷ lệ lợi nhuận tốt hơn.

Ví dụ minh họa:

  • Bạn đầu tư 1 tỷ đồng vào một dự án và dự án này mang lại dòng tiền đều đặn hàng năm 277,41tr trong 5 năm.
  • Sau khi tính toán, IRR của dự án là 12%.

Giả sử lãi suất vay vốn ngân hàng là 8%:

  • IRR (12%) > lãi suất vay (8%), nên dự án này có lợi nhuận cao hơn chi phí vốn và đáng để đầu tư.

Kết luận:
IRR giúp bạn trả lời câu hỏi:

  • Dự án này tạo ra tỷ suất lợi nhuận bao nhiêu trên vốn đầu tư?
  • Có đáng đầu tư so với chi phí vốn hay không?
    Với IRR, bạn sẽ dễ dàng chọn được dự án mang lại lợi nhuận cao nhất và an toàn cho doanh nghiệp.

PP là gì?
Payback Period (thời gian hoàn vốn) là thời gian cần thiết để bạn thu hồi được số tiền đã đầu tư ban đầu từ lợi nhuận hoặc dòng tiền mà dự án tạo ra.

Cách hiểu đơn giản:

  • Bạn đầu tư một số tiền vào dự án, và dự án sẽ mang lại tiền lời hoặc dòng tiền hàng năm.
  • PP cho bạn biết: Bạn cần bao nhiêu năm để lấy lại toàn bộ số tiền đã bỏ ra ban đầu.
  • Thời gian hoàn vốn càng ngắn, dự án càng ít rủi ro.

Lợi ích của PP trong đánh giá đầu tư

  1. Đánh giá nhanh rủi ro
    PP giúp bạn biết dự án có thể thu hồi vốn nhanh hay chậm. Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn muốn giảm rủi ro hoặc cần vốn quay vòng trong thời gian ngắn.
  2. Dễ tính toán và dễ hiểu
    Công thức rất đơn giản:

PP=Chi phí đầu tư ban đầu/Dòng tiền hàng năm

Kết quả là số năm (hoặc tháng) cần để hoàn vốn.

  1. Giúp ra quyết định nhanh chóng
    Nếu bạn có nhiều dự án, dự án nào có PP ngắn hơn sẽ thu hồi vốn nhanh hơn và ít rủi ro hơn.

Ví dụ minh họa:

  • Bạn đầu tư 1 tỷ đồng vào một dự án.
  • Dự án mang lại lợi nhuận 200 triệu đồng/năm.
  • Thời gian hoàn vốn:

PP=1.000.000.000/200.000.000=5năm

 → Điều này có nghĩa là bạn sẽ lấy lại đủ vốn sau 5 năm.

Nếu bạn có một dự án khác có thời gian hoàn vốn chỉ 3 năm, thì dự án đó có vẻ hấp dẫn hơn vì thu hồi vốn nhanh hơn.

Nhược điểm của PP:

  • Không tính đến lợi nhuận sau thời gian hoàn vốn.
    Ví dụ: Một dự án hoàn vốn sau 3 năm nhưng lợi nhuận ít, có thể không tốt bằng dự án hoàn vốn sau 5 năm nhưng lợi nhuận dài hạn cao.
  • Không tính đến giá trị thời gian của tiền.

Kết luận:
PP giúp bạn trả lời câu hỏi:

  • Cần bao lâu để lấy lại vốn?
  • Dự án này có rủi ro cao hay thấp?

Nó rất hữu ích khi bạn cần ra quyết định nhanh, đặc biệt là với các dự án ngắn hạn hoặc khi dòng tiền là yếu tố quan trọng.

Phan Thanh Nam
CEO FAMA